Lý Do Khiến Logistics Hấp Dẫn Nhiều Startup

Logistics đã và đang nằm trong top các ngành có tổng số nguyện vọng tuyển sinh cao nhất, thu hút nhiều nguồn nhân lực trẻ tìm hiểu và lập nghiệp với lĩnh vực mới này. Vậy điều gì đã khiến logistics hấp dẫn nhiều startup? Sau đây Khoinghieptre sẽ giải đáp thắc mắc vấn đề về lý do khiến Logistics hấp dẫn nhiều Startup nhé.

LOGISTICS HẤP DẪN NHIỀU STARTUP

Nhiều bạn trẻ hiện nay sau khi tốt nghiệp có dự định khởi nghiệp thay vì làm việc tại các công ty. Nếu bạn muốn tự mình khởi nghiệp vậy bạn đã tìm được hướng đi cho mình chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn một gợi ý về Logistics. Cụ thể như thế nào, mời các bạn theo dõi bài viết này nhé!

Lý Do Khiến Logistics Hấp Dẫn Nhiều Startup Việt?

Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam không chỉ là lĩnh vực mới giàu tài nguyên và tiềm năng mà còn hợp xu hướng phát triển với tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao. Với sự bùng nổ của thương mại điện tử trong thời buổi đại dịch khiến ngành logistics năm qua đã có những bước tiến vượt bậc và trở thành một trong các ngành nghề được nhiều bạn trẻ chú ý.

Lý Do Khiến Logistics Hấp Dẫn Nhiều Startup Việt?

Bên cạnh các ngành quen thuộc như Y khoa, Sư phạm, CNTT, Ngôn ngữ Anh, Hàn… Thì logistics và quản lý chuỗi cung ứng đã chứng minh sức hút khi lọt top những nhóm ngành có điểm chuẩn cao ở đại học top đầu. Điểm cao đầu vào thường phản ánh chất lượng đầu ra của sinh viên ngành.

Ngoài ra, logistics và quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi sinh viên phải kết hợp nhuần nhuyễn nhiều kỹ năng cùng vốn kiến thức đa ngành. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến ngành này trở nên thu hút với những bạn trẻ thích thử thách và chinh phục.

Logistics Mảnh Đất Màu Mỡ Cho Người Muốn Khởi Nghiệp

Nhờ tốc độ phát triển vượt bậc đặc biệt trong những năm đại dịch gần đây, thị trường Việt vươn lên xếp thứ 64 trên tổng số 160 quốc gia về mức độ phát triển logistics, đồng thời nằm trong top 4 nước đi đầu lĩnh vực này trong ASEAN, cùng với Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Hiện tại, Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp logistics với 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp nước ngoài. Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD mỗi năm.

Logistics Mảnh Đất Màu Mỡ

Với sự tăng trưởng nhanh chóng, thị trường logistics trong nước rộ lên nhiều mô hình hợp tác, kinh doanh, vận hành mới, trong đó có mô hình nhượng quyền bưu cục. Trong đầu năm 2020, thị trường Việt rộ lên hình thức giao nhận kiểu nhượng quyền với nhiều điều kiện phát triển thuận lợi, thu hút sự chú ý của thế hệ trẻ khát khao lập nghiệp.

Vài năm trở lại đây, mô hình nhượng quyền bưu cục này đã khá phổ biến ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… Tại Việt Nam, hình thức này xuất hiện từ năm 2019. Đến nay đã có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp logistics từ nhỏ đến lớn, cả trong và ngoài nước như BEST Express, J&T Express, SuperShip, ZTO Express…

Các nhà đầu tư muốn hợp tác mở bưu cục chỉ cần sở hữu số vốn và kiến thức nhất định về ngành. Đơn vị nhượng quyền, gồm các doanh nghiệp logistics kể trên, sẽ là bên cung cấp hệ thống, khách hàng và thương hiệu. Người nhận nhượng quyền chỉ cần chịu trách nhiệm vận hành và quản lý theo quy chuẩn sẵn có.

Với lợi thế hợp tác song phương, đơn vị nhượng quyền có thể nhanh chóng mở rộng độ phủ sóng trên cả nước với số bưu cục tăng mạnh, còn các bên đầu tư khởi nghiệp khá đơn giản khi chỉ cần có kiến thức cơ bản về ngành logistics.

Cùng với sự bứt tốc mạnh mẽ và ngày càng vững vàng của ngành thương mại điện tử, logistics với mô hình nhượng quyền bưu cục kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng, mở ra nhiều cơ hội khởi nghiệp cho các nhà đầu tư, bao gồm cả thế hệ trẻ quan tâm và hứng thú với lĩnh vực này.

Kết Luận

Qua bài viết trên, Khoinghieptre đã đưa ra lý do khiến cho Logistics hấp dẫn nhiều startup. Hy vọng những thông tin trên sẽ có thể giải đáp hết những thắc mắc của bạn.

Rate this post