Digital Marketing Là Gì? Kiến Thức Căn Bản Digital Marketing

Công nghệ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen và hành vi của người sử dụng đồng thời thúc đẩy sự phát triển của Digital Marketing. Lĩnh vực đầy mới mẻ này thu hút sự quan tâm của đông đảo người trẻ và cũng khan hiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản.

DIGITAL MARKETING

Trong bài viết này khởi nghiệp trẻ sẽ giới thiệu đến các bạn về Digital Marketing là gì? Các vị trí trong ngành Digital Marketing làm những gì? Cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

Digital Marketing Là Gì?

1. Định nghĩa Digital Marketing

Digital Marketing đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Marketing là công cụ để kết nối giữa các doanh nghiệp đối với khách hàng mục tiêu của mình. 

Người làm Marketing sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, lập kế hoạch và tiếp cận thị trường một cách sớm nhất rồi từ đó thúc đẩy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Digital Marketing cũng chính là những hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. Doanh nghiệp sẽ không còn tiếp cận khách hàng theo những phương thức truyền thống mà thay vào đó là các kênh thông tin điện tử được sử dụng, có thể kể đến như: Email, Website, Facebook

Thông qua các nền tảng đó thì các chuyên gia đã xây dựng và củng cố về các hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Digital Marketing Là Gì

2. Các hình thức Digital Marketing

STT

Hình thức Đặc điểm
I Tiếp thị trực tuyến
1 Website Marketing Website là đại diện cho thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ ở môi trường internet. Website marketing là các chiến lược giúp quảng cáo và thu hút được người dùng truy cập vào website một cách nhiều nhất.
2 SEO Là quá trình tối ưu hóa cho website đang quản lí, giúp tăng thứ hạng website trên tìm kiếm (thông thường sẽ tối ưu trên google).
3 PPC Cung cấp khả năng tiếp cận người dùng đến với website thông qua các quảng cáo trả phí.
4 Content Marketing Là toàn bộ nội dung trong môi trường Digital Marketing. Trên bản chất, Digital Marketing là một hệ thống lưu trữ và trao đổi thông tin dưới dạng nội dung.
5 Email Marketing Đây là phương tiện giúp liên lạc với khách hàng, đặc biệt là những người quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn.
6 Social Marketing Là các hình thức tiếp thị qua mạng xã hội. Bạn sẽ tiếp cận với người dùng qua các mạng xã hội bằng các chiến dịch nội dung, PPC hoặc kết hợp cả 2.
7 Affiliate Marketing Là hình thức người khác sẽ quảng bá sản phẩm của bạn và nhận hoa hồng từ mỗi đơn hàng/sản phẩm mà họ bán được.
8 Inbound Marketing Là thuật ngữ khác để đề cập đến việc bạn sử dụng hệ thống Digital Marketing và tiếp kênh khách hàng tiềm năng.
9 Mobile Marketing Là hình thức tiếp cận khách hàng qua các kho ứng dụng di động như Google Play, App Store, Amazon Marketplace,…
10 Video Marketing Chính là việc sử dụng nội dung dưới dạng video trên các kênh Digital Marketing có nền tảng là video như Youtube, Tiktok,… để tiếp cận người dùng.
II. Tiếp thị ngoại tuyến
1 TV Marketing Phù hợp với những chiến dịch có ngân sách lớn, dài hạn và những sản phẩm thiết yếu, những sản phẩm mà thương hiệu muốn người dùng ghi nhớ nhanh.
2 SMS Marketing Là nhóm liên lạc tiềm năng tuy nhiên không phải là kênh Digital Marketing mạnh nhất.
3 Radio Marketing Là kênh Digital Marketing phù hợp với những doanh nghiệp địa phương, cộng đồng nhỏ chưa bị ảnh hưởng bởi các Social hiện tại.
4 Billboard Marketing

Là hình thức tiếp thị qua bảng quảng cáo ở những nơi công cộng.

Digital Marketing Là Học Những Gì?

Digital Marketing là học về những kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí. Trong chương trình học, sinh viên sẽ cung cấp các kiến thức về kinh doanh như: Những nguyên tắc cơ bản về Kinh tế, Thông tin tài chính cho việc ra quyết định, Giới thiệu về Quản trị.

Ngoài ra, sinh viên sẽ được đào tạo về những kiến thức và kĩ năng chuyên môn trong ngành nghề này. Sau khi tốt nghiệp thì các bạn sẽ có thể tự tin làm việc trong môi trường kinh doanh của các công ty. Các kiến thức có thể kể đến trong quá trình làm là như: Xây dựng chiến lược Digital Marketing, Định vị khách hàng mục tiêu, Xây dựng thương hiệu, Phân tích dữ liệu, Tư duy thiết kế.

Digital Marketing Là Học Những Gì

Mô Tả Công Việc Của Digital Marketing

Đối với ngành Digital Marketing, sẽ có 2 cấp bậc chính là nhân viên và Manager sẽ tùy thuộc vào vị trí sẽ có mô tả công việc một cách khác nhau.

1. Mô tả công việc của nhân viên Digital Marketing

  • Lập kế hoạch, thực thi SEO, SEM hoặc các hoạt động PPC khác như Google Adwords, Facebook Ads.
  • Định vị, phát triển thương hiệu và có thể giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng Social, Website, Forum,..
  • Thực hiện các quảng cáo qua Mobile Marketing và Email Marketing.
  • Xây dựng nội dung của các bài quảng cáo trên hệ thống các kênh Digital như các Website, Facebook,…
  • Phân tích thông tin thị trường, sản phẩm cũng như các chương trình khuyến mãi, chiến dịch Digital,…
  • Đề xuất các chương trình, các chiến dịch có thể giúp quảng bá được cho công ty, thương hiệu hoặc sản phẩm,…
  • Thực hiện hỗ trợ và trao đổi với khách hàng trên website, fanpage,…
  • Liên tục cập nhật thông tin về insight, tìm hiểu về nhu cầu của người dùng để đáp ứng được chất lượng của quảng cáo.

Mô Tả Công Việc Của Digital Marketing

2. Mô tả công việc của Manager

Công việc của một Digital Marketing Manager sẽ bao hàm luôn tất cả các công việc của cấp nhân viên nếu thật sự cần thiết. Ngoài ra, có các công việc khác như sau:

  • Hoạch định, định hướng cho các kế hoạch của Digital Marketing.
  • Xây dựng các chiến lược kinh doanh Digital Marketing từ tổng quát đến chi tiết nhất. Quản lý, vận hành, theo dõi được chiến dịch.
  • Thống kê, phân tích số liệu để có thể điều chỉnh chiến dịch đúng lúc đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Phân bổ ngân sách, đánh giá qua các báo cáo của nhân viên trong thời gian vừa qua.
  • Báo cáo trực tiếp kết quả của chiến dịch Digital Marketing với ban giám đốc, làm việc và liên hệ với các phòng ban liên quan khác như giám đốc kinh doanh, sản phẩm,…
  • Quản lý phòng Digital Marketing có trách nhiệm đào tạo, tập huấn cho nhân viên.

Môi Trường Hoạt Động Của Digital

Môi trường hoạt động Digital Marketing là bước thực hiện thực sự rất quan trọng khi xây dựng kế hoạch và triển khai bất kì chiến dịch nào. Điều này sẽ giúp các hoạt động marketing khi phù hợp với thực trạng, bối cảnh thị trường, đáp ứng đúng mong muốn, nhu cầu và insight,…

1. Các yếu tố môi trường hoạt động Digital Marketing

Các yếu tố trong môi trường hoạt động Digital Marketing, bao gồm môi trường vĩ mô, vi mô và nội bộ doanh nghiệp, sản phẩm. Trong từng môi trường này bạn sẽ phân tích ưu điểm, nhược điểm, thách thức và cơ hội, từ đó có thể định hướng và các bước đi đúng đắn, phù hợp cho công việc kinh doanh.

2. Hành trình khách hàng trong Digital Marketing

Đối với Digital Marketing thì khách hàng luôn quan trọng, vì thế đây là điều này doanh nghiệp phải quan tâm, phân tích để có những chiến dịch tiếp thị thành công. Tầm quan trọng của hành trình khách hàng thông qua những vai trò quan trọng sau:

  • Giúp đo lường tương tác, mức độ hiệu quả của chiến dịch của bạn.
  • Phản hồi về hành vi giúp đưa ra các ý tưởng thiết kế chiến lược Digital Marketing cải thiện từng bước trong quá trình kinh doanh..
  • Phát hiện thiếu sót của các chiến lược để có các điều chỉnh phù hợp.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chiến dịch đúng đắn và tiết kiệm chi phí.

Môi Trường Hoạt Động Của Digital

3. Quy trình và các công cụ nghiên cứu Digital Marketing

Các công cụ nghiên cứu marketing giúp quá trình tiếp thị đạt hiệu quả cao hơn. Doanh nghiệp có thể nắm hết được các thông tin quan trọng về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh thông qua các công cụ nghiên cứu về đối thủ.

Những Kỹ Năng Cần Có Ở Một Nhân Viên 

Nếu bạn đang có ý định muốn tự học Digital Marketing, bạn cũng cần phải trau dồi thêm những kỹ năng dưới đây để trở thành một Digital Marketer tài giỏi.

  • Kỹ năng viết bài, kỹ năng biên tập các nội dung hữu ích được bố trí hợp lí nhất.
  • Kỹ năng hiểu biết cơ bản về  các thiết bị công nghệ như thiết kế đồ họa, sử dụng các mã nguồn mở,…
  • Kỹ năng viral, lan tỏa,…
  • Kỹ năng tương tác với người dùng hiệu quả.
  • Khả năng tìm hiểu các trang chính sách ở tại những trang mạng xã hội.
  • Có kỹ năng tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm như Cốc Cốc, Google,..

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã giới thiệu đến với các bạn về Digital Marketing giúp các bạn hiểu  rõ hơn về ngành nghề này. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích khác. Chúc các bạn thành công!

TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP TRẺ

Khởi nghiệp trẻ là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Bignet Solution. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết đánh giá cũng như giới thiệu dịch vụ. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: KHỞI NGHIỆP, QUẢN TRỊ, KINH DOANH, MARKETING, CẨM NANG, ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *